Bệnh giang mai từ nguyên nhân đến cách chữa

Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm chỉ xếp sau HIV AIDS. Bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, chủ yếu lây lan qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Mỗi năm có tới hàng ngàn người bị nhiễm bệnh giang mai, bởi tính lây lan của bệnh rất nhanh, nên mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kiến thức về bệnh để phòng tránh bệnh hiệu quả.


Bệnh giang mai là gì?


Giang mai hay còn gọi là syphilis là một bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai cũng có thể bị bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con nhưng con đường lây bệnh chủ yếu là qua đường tình dục do quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn, quan hệ với người có nhiều bạn tình (như gái mại dâm).

Nguyên nhân bệnh giang mai là do đâu?


Lây qua đường tình dục: Giang mai là bệnh lây truyền và quan hệ tình dục là con đường chủ yếu khiến bệnh lây lan nhanh chóng. Quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ là một cách tự mua bệnh vào người, vì vậy hãy cẩn trọng hơn để phòng tránh lây nhiễm hiệu quả.

bệnh giang mai từ nguyên nhân đến cách chữa 4
Tình dục không an toàn là con đường lây truyền giang mai

Lây truyền từ mẹ sang con cũng là con đường lây lan bệnh nhanh chóng. Nếu người me mang trong người virut giang mai, qua việc nuôi con trong dạ con sẽ truyền vi khuẩn sang cho em bé qua nước ối, em bé sinh ra sẽ bị giang mai bẩm sinh. Lây truyền qua đường máu như sử dụng chung bơm kim tiêm, nhiễm vi rút qua vết thương hở… cũng khiến bạn vô tình trở thành nạn nhân của chứng bệnh nguy hiểm này.

Các nguyên nhân gián tiếp như dùng chung khăn tắm, quần áo lót, bồn cầu, bàn chải đánh răng… cũng khiến tỷ lệ bị lây nhiễm tăng cao. Bởi vi khuẩn giang mai có thể sống ở môi trường bên ngoài trong khoảng thời gian khá lâu, đủ để có thể lây nhiễm từ người này sang người khác.

Triệu chứng bệnh giang mai qua các giai đoạn


Giang mai thường có giai đoạn ủ bệnh từ 3- 90 ngày ( thông thường khoảng 21 ngày) sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Bệnh có những biểu hiện đa dạng, có thể tổng hợp như sau:

- Ở giai đoạn sơ cấp

Các triệu chứng ban đầu của giang mai có thể xuất hiện trong bất kỳ thời gian nào từ 10 ngày đến 3 tháng sau khi bạn tiếp xúc với nhiễm trùng.

Biểu hiện thường gặp nhất của giang mai trong giai đoạn này là sự xuất hiện của những vết loét được gọi là săng giang mai. Các săng sẽ xuất hiện trên các bộ phận của cơ thể, nơi tiếp xúc với nhiễm trùng, thông thường là ở dương vật, âm đạo, hậu môn, trực tràng, lưỡi hoặc môi. Đa phần người bệnh chỉ xuất hiện một săng nhưng một số người có thể có nhiều săng khi nhiễm bệnh.

bệnh giang mai từ nguyên nhân đến cách chữa 2
Hình ảnh săng giang mai

Sau đó, săng sẽ biến mất trong vòng 2-6 tuần và nếu tình trạng này không được điều trị, bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai của mình.

- Ở giai đoạn thứ cấp

Các triệu chứng bệnh giang mai thứ cấp sẽ bắt đầu một vài tuần sau khi săng giang mai biến mất.

Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này bao gồm:

- Xuất hiện phát ban da không ngứa ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, thường ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

- Đau đầu, mệt mỏi.

- Nổi hạch ở bẹn, nách hoặc ở cổ.

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

- Sốt

- Giảm cân, chán ăn

- Rụng tóc loang lổ

- Đau khớp

Những triệu chứng này có thể biến mất trong vòng một vài tuần, hoặc đến và đi trong khoảng thời gian vài tháng.

-  Ở giai đoạn tiềm ẩn

Ở giai đoạn tiềm ẩn, bệnh giang mai thường không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên của giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể lây cho người khác qua việc giao hợp không được bảo vệ. Sau một vài năm, bệnh giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn sẽ không lây bệnh được cho người khác.
Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối - giai đoạn nguy hiểm nhất.

-  Ở giai đoạn cuối

Các triệu chứng giang mai giai đoạn cuối có thể bắt đầu khoảng vài năm hoặc vài chục năm sau khi nhiễm bệnh. Khoảng 1/3 số người không được điều trị bệnh giang mai sẽ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng ở giai đoạn này.

Những biểu hiện của bệnh sẽ phụ thuộc vào những phần của cơ thể bị nhiễm trùng lây lan đến. Ví dụ, nó có thể ảnh hưởng đến não, thần kinh, mắt, xương, tim, da và các mạch máu. Bệnh có khả năng gây ra các triệu chứng sau đây:

- Đột quỵ

- Thần kinh

- Bại liệt

- Điếc, mù lòa

- Bệnh tim mạch

Ở giai đoạn này, bệnh giang mai có thể đủ nguy hiểm để gây tử vong.


Điều trị giang mai tận gốc bằng cách nào?


Việc điều trị sớm là điều rất cần thiết để ngăn cản sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai. Phòng khám Mỹ Việt đã áp dụng thành công phương pháp điều trị triệt để bệnh giang mai thông qua 4 bước:

bệnh giang mai từ nguyên nhân đến cách chữa 1
Cần chữa giang mai triệt để phòng ngừa biến chứng

1. Xét nghiệm, chuẩn đoán bệnh chính xác bằng những thiết bị kỹ thuật hiện đại, qua đó nắm bắt tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

2. Dùng thuốc khống chế vi khuẩn, phá hủy cấu trúc gene mầm bệnh, phá kết cấu sinh vật của bệnh khiến cho các vi khuẩn bệnh không thể tiếp tục sản sinh, ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

3. Sử dụng thuốc diệt khuẩn tận gốc để thuốc tác động toàn diện nhanh chóng tiêu diệt bệnh, xóa chất độc do mầm bệnh sản sinh ra, nhanh chóng xóa bỏ triệu chứng do mầm bệnh sản sinh, hồi phục các chức năng sinh lý của các cơ quan tổ chức.

4. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, hồi phục sức sống tế bào, tiêu diệt bệnh tận gốc bằng cách sử dụng tác nhân sinh vật cơ bản, kết hợp với lý luận điều trị một cách biện chứng, kết hợp khoa học, tăng cường miễn dịch toàn diện, thúc đẩy chữa khỏi ổ bệnh cục bộ, tái tạo tổ chức tế bào bị tổn thương.

Ngoài ra, phòng khám Mỹ Việt hiện đang áp dụng “Phương pháp điều trị miễn dịch cân bằng” để điều trị bệnh giang mai, đây là kỹ thuật được giới y học đánh giá cao và là phương pháp hiệu quả chữa trị các bệnh truyền nhiễm sinh dục nói chung và giang mai nói riêng.

“Phương pháp điều trị miễn dịch cân bằng” tiến hành tiêu diệt triệt để xoắn khuẩn giang mai, kết hợp với gene sinh vật điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh, tác động tổng hợp nhân tế bào miễn dịch kháng bệnh, tiêu diệt mầm bệnh, từ đó đạt được mục đích hiệu quả triệt để, thời gian điều trị được rút ngắn, mức độ tái phát hạn chế tối đa. Phương pháp này không những điều trị được xoắn khuẩn giang mai hiệu quả cao tránh tái phát bệnh mà đồng thời còn có khả năng cân bằng hệ miễn dịch cơ thể, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

Chi phí chữa giang mai là bao nhiêu?


Chi phí chữa trị giang mai sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

- Cơ sở vật chất: Để quyết định đến hiệu quả chữa trị, cơ sở vật chất đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng ta có thể thấy rõ, ở những cơ sở uy tín, chất lượng, thì trang thiết bị cơ sở vật chất sẽ được chú trọng, hiện đại, tiên tiến và vệ sinh. Ngược lại, ở những cơ sở khám chữa chui, kém chất lượng thì non kém về mọi mặt, điều này ảnh hưởng lớn đến mức chi phí bạn bỏ ra.

- Tay nghề bác sĩ: Một yếu tố không kém phần quan trọng đó là tay nghề bác sĩ, nơi quy tụ bác sĩ giỏi, nhiều năm trong nghề, chắc chắn sẽ tốt hơn so với việc bạn cũng mất chi phí, còn bác sĩ chỉ chữa được qua loa bệnh mà thôi.

- Tình trạng bệnh lý: Những bệnh  nhân phát hiện bệnh sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, chi phí cũng không cao so với những bệnh nhân để bệnh lâu ngày.

- Phương pháp điều trị: Có thể có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh giang mai, dùng kháng sinh hoặc ngoại khoa. Tùy theo mức độ bệnh lý và cơ địa của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn, vì vậy không có một mức giá quy chuẩn nào và cũng vì thế mà mức giá giữa các bệnh nhân cũng sẽ khác nhau.

Chăm sóc sau khi chữa giang mai


Bệnh xã hội nói chung và bệnh giang mai nói riêng sẽ có phác đồ điều trị bệnh lâu dài, bởi những bệnh này sẽ tái phát nếu bạn chỉ cần bị một sơ ý nhỏ tiếp xúc với mầm bệnh, hoặc giữ vệ sinh không đúng cách cũng sẽ khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển. Các bác sĩ phòng khám khuyên rằng:

bệnh giang mai từ nguyên nhân đến cách chữa
Tuân thủ lời khuyên của bác sỹ khi điều trị giang mai

- Quan hệ tình dục chung thủy, lành mạnh, không quan hệ với nhiều bạn tình, đặc biệt là không quan hệ với gái mại dâm.

- Quan hệ tình dục phải sử dụng những biện pháp an toàn để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

- Nữ giới không mang thai khi bị bệnh giang mai, bởi rất có thể sẽ lây truyền sang người con.

- Tránh các bệnh viêm nhiễm phần phụ, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khô ráo để mầm bệnh không có cơ hội tiếp xúc trở lại.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh giang mai, các bạn cần ghi nhớ để có thể sẵn sàng ngăn ngừa, đối phó với căn bệnh nguy hiểm này bất cứ lúc nào. Mọi vấn đề cần tư vấn về bệnh có thể liên hệ ngay số hotline: 0906.011.588 - 04.6260.5288

12 comments :

© Copyright 2015. Website by Way2themes