1. Bệnh lậu
Bệnh lậu là một chứng bệnh nhiễm trùng phổ biến, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do vi khuẩn song cầu khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae gây nên. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể phát triển ở các khu vực ẩm ướt và ấm áp của các cơ quan sinh sản của cả nam và nữ. Đôi khi các vi khuẩn phát triển ở các vùng miệng, cổ họng và hậu môn. Các triệu chứng của bệnh lậu hoặc có thể xuất hiện trong vòng một tuần sau khi bị nhiễm bệnh hoặc ủ bệnh lâu dài trong khoảng 1 tháng trước khi có các dấu hiệu bệnh ban đầu.
Các triệu chứng của bệnh lậu
Ở phụ nữ, bệnh lậu có thể gây ra chảy máu kinh nguyệt bất thường, lượng và màu sắc khí hư khác thường, đau khi đi tiểu, tiểu ra mủ, cảm giác nóng rát ở âm đạo, đau vùng chậu, đau sau khi giao hợp.
Ở nam giới, lậu có thể gây chảy máu hoặc mủ ở dương vật, đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu, sưng ở tinh hoàn...
Phụ nữ đang mang thai nếu nhiễm bệnh có thể truyền bệnh cho em bé trong quá trình sinh nở.
Chẩn đoán và điều trị
Để chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch tiết ra từ các bộ phận sinh dục của một người đàn ông và cổ tử cung của một phụ nữ.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh , bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị phù hợp để trị căn bệnh đáng sợ này.
2. Herpes sinh dục
Đây là một bệnh nhiễm virus rất dễ lây gây ra do một loại virus được gọi là virus herpes simplex (HSV). Các nhiễm trùng thường lây lan qua quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hay hậu môn với người đã có bệnh. Khi các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng xuất hiện sẽ gây đau đớn lâu dài cho người bệnh.
Các triệu chứng của herpes sinh dục
- Mụn mụn nước nhỏ sau 1 thời gian sẽ loét trợt, tạo thành các vết thương hở xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn và các khu vực xung quanh.
- Có thể gây đau hoặc ngứa quanh bộ phận sinh dục, mông và đùi.
- Ở phụ nữ, vết loét có thể vỡ ở vùng âm đạo, môi lớn, môi bé, mông, hậu môn hay cổ tử cung.
- Ở nam giới, vết loét có thể xuất hiện trên dương vật, bìu, bao quy đầu, mông, hậu môn hoặc đùi, hoặc bên trong niệu đạo…
Chẩn đoán và điều trị
Thường thì các triệu chứng xuất hiện trên bộ phận sinh dục có thể giúp các bác sĩ có được chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp chưa chắc chắn, mẫu bệnh phẩm từ các vết loét hoặc vết thương hở có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Herpes sinh dục cần điều trị lâu dài, bởi bệnh có nguy cơ tái phát cao. Người bệnh cần kết hợp biện pháp điều trị và thói quen để ngăn không cho bệnh tái phát.
3. Bệnh giang mai
Đây cũng là một bệnh xã hội nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục mà còn là da, màng nhầy, nội tạng như não hoặc tim. Triệu chứng bệnh giang mai có thể xảy ra trong bốn giai đoạn.
Các triệu chứng của bệnh giang mai
- Ở giai đoạn sơ cấp: Biểu hiện thường gặp nhất của giang mai trong giai đoạn này là sự xuất hiện của những vết loét được gọi là săng giang mai ở dương vật, âm đạo, hậu môn, trực tràng, lưỡi hoặc môi.
Sau đó, săng sẽ biến mất trong vòng 2-6 tuần và nếu tình trạng này không được điều trị, bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai của mình.
- Ở giai đoạn thứ cấp: Các triệu chứng bệnh giang mai thứ cấp sẽ bắt đầu một vài tuần sau khi săng giang mai biến mất. Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này bao gồm:
+ Xuất hiện phát ban da không ngứa ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, thường ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
+ Đau đầu, mệt mỏi.
+ Nổi hạch ở bẹn, nách hoặc ở cổ.
- Ở giai đoạn tiềm ẩn: Ở giai đoạn tiềm ẩn, bệnh giang mai thường không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên của giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể lây cho người khác qua đường tình dục không an toàn. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối - giai đoạn nguy hiểm nhất.
- Ở giai đoạn cuối
Các triệu chứng giang mai giai đoạn cuối có thể bắt đầu khoảng vài năm hoặc vài chục năm sau khi nhiễm bệnh. Vi khuẩn giang mai đi sâu vào cơ thể, ảnh hưởng đến não, thần kinh, mắt, xương, tim, da và các mạch máu. Bệnh có khả năng gây ra các triệu chứng sau đây:
- Đột quỵ
- Thần kinh
- Bại liệt
- Điếc, mù lòa
- Bệnh tim mạch
Chẩn đoán và điều trị
Giang mai có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh có hiệu quả. Nhưng nếu bệnh này đã trải qua giai đoạn thứ ba, can thiệp phẫu thuật có thể là cần thiết để điều trị các biến chứng của tình trạng này. Phương pháp điều trị miễn dịch cân bằng tiến hành tiêu diệt triệt để xoắn khuẩn giang mai, kết hợp với gene sinh vật điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh, tiêu diệt mầm bệnh, thời gian điều trị được rút ngắn, mức độ tái phát hạn chế tối đa.
4. Sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà là bệnh nguy hiểm do virut Human papilloma gây nên. Bởi mức độ nguy hiểm và sức lan truyền mạnh của căn bệnh khiến đây được coi là hiểm họa đứng sau đại dịch HIV AIDS cần cả thế giới chung tay đẩy lùi.
Các triệu chứng của bệnh sùi mào gà
- Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những nốt sùi nhỏ, mềm và nhô cao như những nhú gai. Sùi mào gà giai đoạn đầu là những mụn mọc thành những cục nhỏ, với bề mặt xù xì, không gây đau với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, hồng. Những nốt sùi này có thể mọc ở dương vật, bìu, bao quy đầu… đối với nam và âm đạo, môi lớn môi nhỏ ở nữ. Ngoài ra những nốt này còn có thể xuất hiện tại hậu môn, miệng và lưỡi.
- Khi những nốt sùi này phát triển to và khi ấn vào sẽ thấy mủ chảy ra và có mùi hôi khó chịu, kèm theo cảm giác đau đớn.
Chẩn đoán và điều trị
Với sự phát triển của xã hội ngày nay, bệnh sùi mào gà không còn là một căn bệnh khó chữa. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, có thể dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt virut. Tuy nhiên nếu bệnh ở mức độ nặng và tái phát thì cần phải có sự can thiệp của công nghệ mới, phẫu thuật ngoại khoa là bằng liệu pháp tăng cường miễn dịch là một trong những phương pháp hiệu quả hiện nay. Phương pháp dựa trên việc sản xuất ra 1 loại kháng nguyên virus được gọi là vacxin cơ thể, làm cho kháng nguyên virus thâm nhập vào các tế bào hoạt tính miễn dịch, tế bào hoạt tính miễn dịch bị mẫn cảm dưới sự kích thích của kháng nguyên, sẽ hướng thẳng vào vùng bệnh diệt trừ virus trong tế bào và trong tầng sâu của tổ chức bệnh, từ đó có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả.
No comments :
Post a Comment