Neisseria gonorrhoeae là tên của loại vi khuẩn lậu cầu gây ra chứng bệnh nguy hiểm đó là bệnh lậu. Vi khuẩn lậu là song thể hạt cà phê, bắt màu Gram âm. Trong các trường hợp lậu điển hình, vi khuẩn đứng trong tế bào như lèn chặt vào bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa. Trong trường hợp lậu mạn tính, vi khuẩn đứng ngoài tế bào và ít trong tế bào.
Có thể bạn quan tâm:
- Chảy mủ ở bộ phận sinh dục nam có phải bị lậu
- Bệnh lậu có lây qua đường miệng hay không
- Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh lậu hiệu quả
Trong môi trường nuôi cấy, vi khuẩn cầu lậu đa dạng, kích thước thay đổi và sắp xếp không điển hình; có thể xếp đôi hoặc thành bốn. Sự thay đổi hình thể, kích thước, cách sắp xếp biến đổi theo điều kiện môi trường nuôi cấy.
Khả năng gây bệnh của Neisseria gonorrhoeae
Bệnh lậu là một loại vi khuẩn lây nhiễm rất phổ biến, phát triển mạnh trong những năm gần đây. Vi khuẩn Gram âm có thể phát triển và nhanh chóng được nhân lên trong dịch màng nhầy, đặc biệt là miệng, cổ họng, hậu môn của nam và nữ, cổ tử cung, ống dẫn trứng và tử cung của đường sinh dục nữ. Bệnh lậu không biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt cho người bệnh. Vi khuẩn này có thể được truyền qua đường tình dục (âm đạo, miệng hoặc hậu môn), ngay cả khi không xuất tinh, hoặc lây lan từ mẹ sang con khi sinh. Tuy nhiên, sự lây lan và lây truyền của bệnh lậu, cùng với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể được ngăn chặn bằng cách sử dụng bao cao su và thực hành tình dục an toàn.
Cụ thể hơn, N. gonorrhoeae được truyền từ người này sang người khác trong khi quan hệ tình dục. Ở những người quan hệ tình dục bừa bãi hoặc người có nhiều hơn 1 bạn tình là nhóm có khả năng lây nhiễm cao nhất, hay gặp nhất ở đối tượng gái mại dâm. Bởi khi quan hệ không có biện pháp bảo vệ, vi khuẩn lậu dễ dàng lây từ bộ phận sinh dục của người này truyền sang người khác, có thể lây qu quan hệ bằng miệng, quan hệ bằng hậu môn hoặc từ bộ phận sinh dục. Lúc này, vi khuẩn lậu ủ bệnh khoảng 3-5 ngày, sau đó mới xuất hiện những biểu hiện bên ngoài.
Cách lây nhiễm thứ 2 là cách cũng không ít người kém may mắn nhiễm phải, đó là phơi nhiễm. Trong trường hợp này, người bệnh bị nhiễm khuẩn lậu mà không hề biết . Bạn có thể bị nhiễm khuẩn lậu qua việc dùng chung khăn tắm, mặc chung quần áo (đồ lót), bồn cầu, qua các vết xước trên cơ thể, dịch mủ hoặc dịch tiết từ người bị bệnh. Hoặc đơn giản nhất là nắm tay qua tay cầm cũng có thể có vi khuẩn lậu bám trên đó, sau đó tay bạn cầm đồ ăn hoặc chạm vào vết thương hở trên cơ thể mình và virut lậu sẽ xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể.
Cách lây nhiễm thứ 3 là truyền từ mẹ sang con. Bởi nếu người mẹ không may mắc phải bệnh lậu sẽ truyền virut sang cho con qua nước ối, đứa con sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Khi sinh ra trẻ có biểu hiện mắt nhắm nghiền, khi chạm nhẹ có mủ vàng chảy ra. Nếu không được điều trị kịp thời, đứa trẻ có thể bị mù lòa.
Lây nhiễm qua đường máu cũng là nguy cơ lớn có thể dẫn đến lây nhiễm. Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc truyền máu chưa kiểm tra kỹ, trong máu có nhiễm vi khuẩn lâu là con đường dẫn đến lây nhiễm bệnh lậu rất cao.
Neisseria gonorrhoeae có nguy hiểm không?
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, 10% nam giới bị nhiễm bệnh và 80% phụ nữ bị nhiễm bệnh không có triệu chứng. Sau đó cơ quan sinh dục có hiện tượng mủ chảy ra từ bộ phận sinh dục, có thể có mùi hôi. Các triệu chứng có thể bao gồm viêm, tấy đỏ, sưng, và khó tiểu. cũng có thể gây ra viêm kết mạc, viêm họng, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, và viêm tinh hoàn…
Viêm kết mạc là phổ biến ở trẻ sơ sinh, có thể dẫn đến sẹo giác mạc hoặc thủng, dẫn đến mù lòa ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra có thể dẫn đến viêm màng não hoặc hội chứng viêm da-viêm khớp do lậu cầu. Hội chứng viêm da-viêm khớp có biểu hiện đau khớp, viêm bao gân, viêm da, không gây đau.
Nhiễm trùng cơ quan sinh dục ở phụ nữ với N. gonorrhoeae có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu nếu không được điều trị, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vô sinh.
No comments :
Post a Comment