Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn nhạt màu (Treponema pallidum) gây nên, bệnh có nhiều giai đoạn phức tạp, có thể tiến triển kéo dài suốt đời nếu không được điều trị, có khi biểu hiện rầm rộ, có khi lại kín âm thầm phát triển mà không có biểu hiện gì ra ngoài. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi mà chủ quan không chữa trị, khiến bệnh càng trở nên nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách phát hiện bệnh giang mai nhanh và chuẩn
- Bệnh giang mai có nguy hiểm không
- Tìm hiểu bệnh giang mai lây nhiễm qua đường nào
Gôm giang mai là gì?
Nhắc đến giang mai, người ta sẽ tưởng tượng ra những tổn thương trên da, với nhiểu nốt đỏ, loét trợt, hoặc có mủ…
Gôm giang mai là những khối u sùi gây ra tổn thương ăn sâu, khu trú vào lớp tổ chức da, cơ và xương. Đặc điểm của gôm ban đầu là rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc có lẫn máu và không đau.
Đặc biệt, khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần dần hình thành sẹo. Nếu gôm giang mai trú tại các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng của bạn.
Gôm giang mai thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh. Ở giai đoạn này, ngoài xuất hiện gôm giang mai, cơ thể bạn sẽ thấy xuất hiện những tổn thương gồ lên mặt da, màu hồng đỏ với đường kính khoảng 1cm, không đau được gọi là củ giang mai. Số lượng các củ có thể lên đến vài chục, các củ giang mai tiến triển không lành tính, có thể bị hoại tử hoặc tạo loét, rất lâu lành, sau khi lành thường sẽ để lại sẹo.
No comments :
Post a Comment