Bị mụn rộp sinh dục ở môi cần làm gì

Chào các bác sĩ phòng khám Mỹ Việt, tôi thấy tình trạng nổi mụn nhỏ xung quanh môi, trên môi  đã 3 ngày nay. Tôi nghĩ là bệnh mụn rộp sinh dục chỉ mọc ở vùng kín nên không đi khám, nhưng các nốt mụn này lan rộng, trong có nước khiến tôi lo lắng, bạn tôi có bảo đây có thể là bệnh mụn rộp sinh dục ở môi. Vậy bị mụn rộp ở môi là như thế nào ạ? Các bác sĩ trả lời giúp tôi với. (T. Hoàng, Phú Thọ)

bị mụn rộp sinh dục ở môi


Bạn Hoàng thân mến. Mụn rộp sinh dục không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục.  Môi, hậu môn cũng là những bộ phận bệnh có thể làm tổn hại. Mụn rộp sinh dục ở môi khiến cho người bệnh có những ảnh hưởng phát ra bên ngoài ơ vùng môi và miệng. Vậy nguyên nhân bệnh là gì? bệnh có biểu hiện ra sao?

Có thể bạn quan tâm:



Nguyên nhân dẫn đến mụn rộp sinh dục ở môi

Nguyên nhân chính dẫn đến mụn rộp sinh dục ở môi thường là do việc quan hệ tình dục bằng đường miệng (oral sex) với bạn tình đang bị nhiễm vi rút mụn rộp. Khả năng mắc bệnh càng cao hơn khi vùng môi và miệng có các tổn thương như môi khô, nứt môi,chảy máu chân răng, viêm lợi, cắn vào môi khi ăn, các tổn thương ở răng miệng…

Ngoài ra, hôn lên vùng da tổn thương của người mắc bệnh cũng dễ dàng lây nhiễm và dẫn đến mụn rộp sinh dục ở môi.

Bị mụn rộp sinh dục ở môi là như thế nào?

Dấu hiệu dễ thấy là người bệnh có các triệu chứng ngứa, nóng rát hay cảm giác khó chịu ở môi.

Sau khoảng thời gian ủ bệnh khoảng vài ngày kể từ khi bị nhiễm vi rút thì vùng môi xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti làm cho da môi và vùng xung quanh môi sưng đỏ.

Khi các vết mụn vỡ, loét làm người bệnh có cảm giác đau, rát ở vùng môi và thường đi kèm với các triệu chứng khác như xuất hiện hạch cổ, hạch dưới hàm sưng.

Ngoài ra những người mắc mụn rộp sinh dục ở môi thường còn có biểu hiện sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng…

Lời khuyên của bác sĩ 

Khi có các biểu hiện mụn rộp sinh dục ở môi thì người bệnh không nên tự ý điều trị bằng bất cứ cách nào mà cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và có chỉ định can thiệp an toàn. Quá trình điều trị cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc như sau:

– Cần súc miệng bằng nước muối pha loãng để làm sạch, êm dịu vết thương và giảm nguy cơ bội nhiễm vi trùng.

– Không nên dùng kem hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp để tránh bội nhiễm.

– Người bệnh cần tránh các trạng thái cảm xúc như căng thẳng, lo âu để ngăn chặn bệnh phát triển nặng thêm.

– Nếu bệnh kéo dài, trầm trọng, lan rộng, gây biến chứng nặng hoặc xảy ra ở những bệnh nhân đặc biệt (trẻ sơ sinh, thai phụ, bệnh nhân bị AIDS, ghép nội tạng) cần có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ.

No comments :

Post a Comment

© Copyright 2015. Website by Way2themes