Giang mai khiến cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến việc người bệnh bị rất nhiều bệnh cùng lúc. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum ) gây nên.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh giang mai và vài điều cần biết
- Bệnh giang mai gây vô sinh có đúng không
- Thời gian ủ bệnh của xoắn khuẩn giang mai là bao lâu
Triệu chứng giang mai giai đoạn 1
Thời gian ủ bệnh là từ 7-60 ( thường là sau 21 ngày) ngày nên người bệnh khó lòng nhận biết sớm được. Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện bệnh giang mai và điều trị kịp thời, người bệnh có biểu hiện chủ yếu là “săng giang mai”, là những vết trợt không sâu, hình tròn đều, không ngứa, không đau, nền hơi rắn, màu thịt đỏ tươi không có mủ.
Triệu chứng để phân biệt giang mai với phát ban bình thường là có hạch ở bẹn. Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu. Đối với nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật. Ở nữ giới xuất hiện ở âm hộ, môi lớn, môi nhỏ… ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng...
Triệu chứng giang mai giai đoạn 2
Ở giai đoạn này người bệnh thường có những biểu hiện nghiêm trọng về tổn thương niêm mạc, các vết trợt, nổi mụn lan ra toàn thân, xuất hiện các mảng sần, các nốt ban đỏ không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân.
- Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không nổi cao trên mặt da, ấn vào thì biến mất, không bong vảy và sau đó 1-3 tuần sẽ nhạt dần và tự biến mất, vị trí ban mọc thường là ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên.
- Trường hợp xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc, sẩn mủ ít gặp hơn.
- Các triệu chứng khác: sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Sau 3 đến 6 tuần các triệu chứng này sẽ tự mất.
Tất cả các triệu chứng trên có thể tự mất đi mà không cần điều trị – Đó là giai đoạn giang mai kín, tuy không có thương tổn trông thấy bên ngoài nhưng vẫn tiến triển âm thầm và sau đó có thể tái phát với mức độ nặng hơn.
Triệu chứng giang mai giai đoạn 3
Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ xuất hiện triệu chứng sưng mủ gây tổn thương tới các cơ quan, hệ thần kinh, tĩnh mạch, gan , thận,...nghiêm trọng hơn còn có thể đe dọa đến tính mạng.
- Gôm Giang Mai: là những khối u sùi. Thời kỳ này thương tổn thường ăn sâu, khu trú vào lớp tổ chức da, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.
- Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, ranh giới rõ ràng. Đặc điểm của củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ. Số lượng các củ có thể lên đến vài chục, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất lâu lành, sau khi lành thường sẽ để lại sẹo.
Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.
Theo các bac sĩ phòng khám Mỹ Việt, bệnh giang mai nếu được chữa trị sớm và đầy đủ thì phần trăm chữa khỏi sẽ cao. Ngược lại, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng thì bệnh sẽ tiến triển, dễ lây lan và gây biến chứng nghiêm trọng ở nội tạng. Nếu nghi ngờ mình bị nhiểm bệnh giang mai, bạn nên sớm đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.
No comments :
Post a Comment